Chiên ve sầu làm mồi nhậu, 4 người nguy kịch


Sau khi bắt ổ ve sầu dưới đất, bốn người rửa sạch đem chiên giòn làm mồi nhậu nhưng đã bị co giật, nôn ói và mê man.

Ngày 24-4, Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vừa tiếp nhận 4 nạn nhân vụ ngộ độc ve sầu ở Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển lên. Các nạn nhân cùng ngụ huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gồm: ông N.V.L. (SN 1950), ông P.V.X. (SN 1956), ông V.V.L. (SN 1978) và ông L.V.C. (SN 1963).

Nhiều người hay bắt ve làm mồi nhậu. Ảnh minh họa
Nhiều người hay bắt ve làm mồi nhậu. Ảnh minh họa

Trưởng Khoa Cấp cứu, bác sĩ Phạm Trí Dũng cho biết: “Lúc nhập viện các nạn nhân không tỉnh táo, mê man và trong tình trạng nguy kịch. Sau khi tiếp nhận, các nạn nhân được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị và theo dõi. Hiện chỉ có ông L. và ông X. mở mắt và nhận biết được. Hai người còn lại vẫn hôn mê”.

Theo bác sĩ Dũng, thỉnh thoảng bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp ngộ độc do ăn ve sầu. Theo đó, các nạn nhân bị ngộ độc do một loài nấm ký sinh trên cơ thể ve gây ra. Ve sầu thường chui dưới đất làm tổ nên có thể bị nhiễm các loài nấm độc, người dân tự ý bắt ve làm thức ăn, mồi nhậu là rất nguy hiểm.

Người nhà các nạn nhân cho biết, trưa 23-4, trong lúc đào đất trồng cà, ông L. phát hiện một ổ ve sầu. Sau đó, ông L. rủ ông X. cùng đào ổ ve này rồi làm mồi rủ anh L. và ông C. cùng nhậu.

Sau cuộc vui, cả bốn người đều nôn ói, mê man, co giật. Người nhà tưởng bị trúng gió nên cạo gió, đưa đi cấp cứu nhưng vẫn không khỏi. Sau khi lấy lời khai, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuyển viện cho các nạn nhân.
 
Theo Phạm Dũng

Cứu bé gái ói ra máu vì hóc cọng kẽm


Ho sặc sụa, ói ra máu sau khi ăn cháo, bệnh nhi 4 tuổi được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng uống khó, nuốt khó. Qua nội soi, bác sĩ phát hiện và gắp ra cọng kẽm đang găm vào amidan của bé.

Cọng kẽm găm vào amidan bệnh nhi được phát hiện qua phim X-quang
Cọng kẽm găm vào amidan bệnh nhi được phát hiện qua phim X-quang
Ngày 24/4 bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết tại đây vừa can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị hóc dị vật, ói ra máu, bệnh nhi là bé B.A. (4 tuổi, ngụ tại Tiền Giang). Theo khai thác bệnh sử gia đình cung cấp đến bác sĩ, trước đó cháu được mẹ cho ăn món cháo gà tại nhà. Sau khi ăn bé bị ho sặc sụa, khó thở nên được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương kiểm tra.
Tuy nhiên, khi đến bệnh viện triệu chứng ho, khó thở của bé giảm hẳn. Bác sĩ kiểm tra không ghi nhận dấu hiệu bất thường nên cho bệnh nhi xuất viện. Một ngày sau, trong lúc đang học ở nhà trẻ, bé bất ngờ ho dữ dội và ói ra dịch có lẫn máu. Tá hỏa, giáo viên đã gọi điện báo cho gia đình, ngay sau đó bé được chuyển thẳng lên bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả thăm khám lâm sàng không ghi nhận dấu hiệu bất thường, bác sĩ quyết định chụp X-quang cổ nghiêng để kiểm tra thì phát hiện có dị vật ở họng của bé. Ngay lập tức cháu được các bác sĩ khoa Tai – Mũi - Họng nội soi và gắp thành công một cọng kẽm (nghi là kẽm từ búi rửa chén) đang găm vào amidan bên trái của bệnh nhi. Sau khi dị vật được gắp ra ngoài, sức khỏe của bé nhanh chóng bình phục.
 
Việc hóc dị vật là cọng kẽm của bé B.A không phải là duy nhất. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ cũng đã xử lý 1 ca tương tự, cọng kẽm cũng mắc vào đúng lưỡi gà ở cuống họng của bé T.H (8 tuổi ở Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội). Trước đó, bé T.H có ăn bánh gato của 1 tiệm bánh lớn mua ngay gần nhà. Sau ăn, bé ho khạc và dùng tay móc họng liên tục, có máu kèm theo. Sau khi uống nước súc miệng, bé nói hết vướng nên gia đình cũng không để ý nữa và dọn dẹp đi ngủ. Đến nửa đêm thì bé lại tiếp tục ho khạc và liên tục dùng tay móc miệng, kêu vướng khó chịu. Gia đình đã đưa bé T.H tớ viện Nhi TƯ và sau đó chuyển sang bệnh viện Tai mũi họng TƯ. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra 1 cọng kẽm nhỏ.
Hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo ở trẻ nhỏ các bé chưa có thói quen và phản xạ lừa xương hoặc dị vật khi ăn, phụ huynh cần loại bỏ các mẫu xương nhỏ hoặc những vật thể lạ (nếu có) trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ và hướng dẫn trẻ nhai kỹ, không vừa ăn vừa chơi đùa.
Li Uyên - Nhân Hà

Bé 2 tuổi cận thị nặng vì chơi máy tính bảng


Một bé trai 2 tuổi đã cận tới 5 đi-ốp bởi được tiếp xúc với máy tính bảng từ khi 1 tuổi.

 Bé 2 tuổi cận nặng vì chơi máy tính bảng
Trẻ em bị cận thị do chơi máy tính bảng, điện thoại cảm ứng quá nhiều đã trở thành một hiện tượng được khuyến cáo rất nhiều gần đây.

Từ năm 2012, Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trẻ em 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi bị cận thị do chơi máy tính bảng. Trong đó có 1 trẻ 8 tuổi đã bị cận tới 7 đi-ốp do chơi máy tính bảng nhiều.

Còn bé trai tên Hoa Hoa ở Vũ Hán mới 2 tuổi nhưng đã cận đến 5 độ bởi từ năm 1 tuổi bé đã được tiếp xúc với máy tính bảng. Khi thấy con đòi chơi mẹ bé cứ cho vì quá bận, hoặc mỗi lần bé khóc, mẹ bé đều lấy máy tính bảng ra dỗ dành. Gần đây mẹ bé phát hiện con trai hay nhíu tít mắt khi nhìn vào vật gì đó giống như nhìn không rõ. Đến viện kiểm tra mới biết bé đã bị cận thị lên đến 5 đi-ốp.

Chuyên gia khuyến nghị: Mắt của trẻ đang trong thời kỳ phát triển, chơi máy tính bảng, điện thoại cảm ứng nhiều rất dễ bị tổn thương. Khoảng cách giữa màn hình điện tử so với tay rất gần, thông thường chỉ 20cm nên dễ bị cận thị.

Vì vậy cần phải hạn chế thời gian chơi các thiết bị điện tử của trẻ. I pad chỉ nên chơi
trong khoảng 20 phút/lần và tích lũy lại nhiều nhất là 1 tiếng/ngày. Khoảng cách nhìn
màn hình máy tính tốt nhất là trên 80cm. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tránh không được
chơi hoặc tiếp xúc với Ipad.

Về mặt bệnh lý, độ cận thị không nên hơn 6 đi-ốp vì độ cận càng cao, lòng đen trong mắt càng lớn, nguy cơ các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, xuất huyết võng
mạc, rách võng mạc.. cũng sẽ tăng theo.

Việt Hà

Thói quen xấu khiến bạn bị sỏi thận


Sỏi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật (túi mật, ống mật).

Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới. Sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Cơn đau có thể kéo dài 15 phút đến vài giờ. Đôi khi bệnh nhân ói mửa hay đổ mồ hôi. Những cơn đau có thể cách nhau hàng tuần, hàng tháng và đôi khi cả năm. Tùy theo vị trí của sỏi mật mà cường độ đau và biến chứng đến cơ quan liên hệ có thể xảy ra.
Dưới đây là một số thói quen xấu gây sỏi ở mật hoặc sỏi thận mà có thể bạn chưa biết:
Không ăn sáng

Không ăn sáng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật, mật tiết dịch vào buổi sáng và giúp tiêu hóa thực phẩm. Nếu bạn không ăn sáng, mật không có thức ăn tiêu hóa, mật tích lũy lâu trong túi mật. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ bị ứ đọng trong mật hoặc trong ống mật và kết tủa thành sỏi.

Biện pháp phòng ngừa: Ăn uống sữa đơn giản, ăn những lát bánh mì cũng có thể giúp bạn phòng ngừa sỏi mật.
Thói quen xấu khiến bạn bị sỏi thận, Sức khỏe đời sống, Soi than, thoi quen xau gay soi than, uong nuoc, khong an sang, an mo, an chay, bi quyet song khoe, suc khoe, bao
Không ăn sáng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật, mật tiết dịch vào buổi sáng và giúp tiêu hóa thực phẩm (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều mỡ

Cuộc sống bận rộn hoặc với các lý do khác  nhiều người có xu hướng ra ăn ở ngoài, tiệc tùng. Những bữa tiệc luôn có nhiều thịt cá và thức ăn dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi. Bởi vì thức ăn giàu protein và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng động vật, thịt sẽ tạo ra các chất chuyển hóa acid uric, dẫn đến sỏi.

Biện pháp phòng ngừa: Bạn nên hạn chế lượng cholesterol trong chế độ ăn uống, ăn ít hoặc tránh ăn thực phẩm giàu cholesterol, chẳng hạn như chất béo, nội tạng, trứng cá muối, trứng cua... Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, tỏi, hành tây, nấm, nấm đen... có hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol.
Ăn chay
Hầu hết phụ nữ văn phòng đều muốn giảm cân, nhiều người thực hiện chế độ ăn chay. Theo các chuyên gia tư vấn, rau bina, cần tây, cà chua, măng và rau quả khác giàu axit oxalic... nếu ăn quá nhiều có thể gây kết tủa từ nước tiểu và tạo thành sỏi, với các sản phẩm đậu nành hoặc thực phẩm có chứa quá nhiều canxi có xu hướng hình thành sỏi.

Biện pháp phòng ngừa: ăn nhiều rau quả có chứa oxalat, trước khi ăn trần hoặc luộc để giảm lượng axit oxalic.

Không thích uống nước
Do công việc bận rộn hoặc ngại uống nước, hầu hết dân văn phòng không uống đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu bị lưu giữ lâu, nồng độ của nước tiểu đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, và sẽ hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Biện pháp phòng ngừa: Uống nhiều nước, mỗi ngày nên có nhiều hơn 2lít nước và nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể bạn.

Không thích thể thao
Không thích thể thao gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, tăng muối canxi trong thành phần nước tiểu, dẫn đến sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

Biện pháp phòng ngừa: Đối với nhân viên văn phòng, tại nơi làm việc trong khoảng hai giờ, bạn hãy đứng lên và làm một số bài tập thư giãn đơn giản, thời gian tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
Theo Phạm Minh (VnMedia)

Nước ép dưa hấu cực tốt cho sức khỏe


Say rượu
Uống nhiều nước dưa hấu. Không nên để dưa hấu đã cắt trong tủ lạnh, vì dưa hấu bản chất nhiều nước nên sẽ bị đông lại, khi ăn có thể gây viêm họng lợi, buốt răng và rối loạn tiêu hóa.
Nước giải khát mùa hè
Nước dưa hấu tươi phòng chữa được tất cả các chứng có hỏa - nhiệt - thấp, sốt cao, khát nước, miệng khô đắng, chán ăn, táo bón, tiểu đỏ sẻn.

Nếu bị cảm nắng (trúng thử) và các triệu chứng đó nặng hơn gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy (do thấp nhiệt), vẫn cho uống nước dưa hấu và phối hợp thêm đạm đậu sị 2g, hương nhu 8g, sắc uống.
Thức ăn tráng miệng mùa hè

Có tác dụng tốt sau khi uống rượu và ăn các thức ăn sinh nhiều nhiệt như thịt dê, thịt chó…
Nước ép dưa hấu cực tốt cho sức khỏe, Sức khỏe đời sống, Nuoc ep dua hau, nuoc dua hau tot cho suc khoe, bi quyet song khoe, bai thuoc chua giai ruou, suc khoe, bao
Nước ép dưa hấu giúp thanh nhiệt
Cháo thanh nhiệt: Dưa hấu 1 kg, cát cánh 25 g (thái nhỏ), đường phèn 100 g, gạo tẻ 100 g. Hoặc dùng vỏ dưa hấu và lạc mỗi thứ 200 g, mạch nha 100 g, ý dĩ 100 g. Có thể ăn liền một tuần khi mệt mỏi, chán ăn.
Trẻ em cảm sốt
Vỏ dưa hấu 1 kg, chè xanh 10 g, bạc hà 15 g, nấu nước uống. Hoặc dưa hấu 1.500 g, cà chua 250 g (bỏ vỏ, hạt), vắt lấy nước uống. Phụ nữ có thai và người cao tuổi bí tiểu

Nhân hạt dưa hấu 15 g, giã nát trộn với 15 g đường, nấu nước uống ngày một lần.
Theo Kiến thức gia đình

Trên 96% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc


Trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành lại có một người hút thuốc… đẩy Việt Nam lên “top” 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Một thống kê tại BV K cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%, không hút thuốc là 3,2%.

7.000 chất độc trong thuốc lá
Sáng 23/4, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và chiến lược Quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên - Phó Chủ nhiệm Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia cho biết: Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá năm 2010, Việt Nam là 1/15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, đặc biệt là trong nam giới.
 
Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá rất cao, với 15,3 triệu người hút thuốc. Ảnh: Quang Phong
Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá rất cao, với 15,3 triệu người hút thuốc. Ảnh: Quang Phong
Trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) thì có 1 người hút thuốc. Gần 8 triệu người lao động Việt Nam thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc; 47 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), tại Việt Nam, trong khi xu thế mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các căn bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam giới và nữ giới tại nước ta.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cho thấy gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi hơn 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. Chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong số 25 loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc khoảng hơn 2 nghìn tỷ đồng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tổ chức này cũng khuyến cáo, nếu các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá đang thực hiện không hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.
Tại bệnh viện K, theo thống kê, năm 2.000 tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%, không hút thuốc là 3,2%.
“Có khoảng 7.000 chất độc hóa học trong thuốc lá, trong đó có khoảng 70 chất gây ung thư, đó là nguyên nhân lý giải cho tình trạng số ca ung thư phổi liên quan đến thuốc lá chiếm đại đa số”, ông Quang nói.
Để giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, năm 2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5 tới.
Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020, nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam, nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra.
Mục tiêu cụ thể đặt ra làm giảm tỷ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020. Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc từ 47,9% năm 2011 xuống còn 39% vào năm 2020.
Để đạt mục tiêu này, Chính phủ sẽ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi có quy định cấm; Xây dựng văn bản hướng dẫn, thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định cấm sử dụng người dưới 18 tuổi bán thuốc lá hoặc bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, bán thuốc lá bằng máy bán tự động…
Riêng ngành y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan có những hành động tích cực phòng chống tác hại của thuốc lá.
Giảm tỷ lệ hút thuốc lá
Văn phòng chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá (Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế) cho biết, kết quả Dự án xây dựng mô hình  môi trường không khói thuốc tại Tiền Giang, Đà Nẵng, Thái Nguyên trong thời gian 2009 – 2012 cho thấy, đã giảm tỷ lệ người hút thuốc lá.
Theo đó, tỷ lệ lãnh đạo hút thuốc lá giảm từ 22,9% xuống 10,5%. Tỷ lệ nhân viên hút thuốc giảm từ 13,6% xuống 10,3%.
Tỷ lệ nhìn thấy người hút thuốc lá tại trường học giảm từ 65,5% xuống còn 36,6%; tại cơ sở y tế giảm từ trên 70% xuống gần 50%; tại cơ quan hành chính mức giảm cũng tương đương với cơ sở y tế.
Tỷ lệ cán bộ công chức, giáo viên, học sinh, nhân viên y tế biết được tác hại của thuốc lá thụ động cũng tăng lên 2% (từ 97,5% đến 99,7%).
Đặc biệt, tỷ lệ lãnh đạo cơ quan, đơn vị ủng hộ quy định cấm hút thuốc lá tại trường học, cơ sở y tế, cơ quan hành chính, trên phương tiện giao thông công cộng, tại nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim đều tăng vọt.
Tú An

Bùng phát cúm A/H1N1, bí hiểm cúm H7N


Các chuyên gia y tế Việt Nam đang tỏ ra lo ngại về sự biến chủng của vi rút cúm H1N1 (xuất hiện nhiều chùm ca nhiễm cúm A/H1N1, bệnh cảnh nặng nề, thậm chí tử vong) và sự bí hiểm của các ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc.

Một nửa bệnh nhân cúm là cúm A/H1N1
Sáng 23/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người, TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Kết quả giám sát hội chứng cúm 4 tháng đầu năm 2013, trong số 962 mẫu được thu thập tổng số mẫu dương tính với cúm là 119 trường hợp (12,4%), trong đó, cúm A/H3N2 là 21 trường hợp (17,6%), cúm A/H1N1 là 48% với 57 ca.
 
GS.TS Trịnh Quân Huấn bày tỏ sự lo lắng khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát trở lại. Ảnh: H.Hải
GS.TS Trịnh Quân Huấn bày tỏ sự lo lắng khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát trở lại. Ảnh: H.Hải
“Năm 2012, số ca nhiễm cúm A/H1N1 trong cộng đồng rất thấp, chiếm 5 - 7% trong tổng số mẫu được giám sát”, TS Dương nói.
GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng sự bùng phát trở lại của cúm A/H1N1 là rất đáng ngại. Bởi cúm A/H1N1 là cúm có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, xuất hiện năm 2009 ở trên 90 nước.
Ông Huấn dẫn chứng về ba chùm ca bệnh ở Thanh Hóa, Yên Bái và bệnh nhân là hai mẹ con lây nhau được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ. Đáng nói, ca bệnh ở Thanh Hóa lây từ một người anh đi từ Hà Nội về Thanh Hóa thăm người nhà, lây cho cả gia đình. Kết quả xét nghiệm của các thành viên trong gia đình đều là cúm A/H1N1, bệnh đều đã tự khỏi, riêng ở em bé 12 tuổi thì diễn tiến nhanh, dù được hồi sức tích cực nhưng bé đã tử vong sáng 23/4 do bị suy hô hấp quá nặng nề.
Còn trước đó, ngày 18/4 bệnh nhân là nam thanh niên 23 tuổi ở Yên Bái đã tử vong sau hơn 1 tuần nhập viện Bạch Mai, điều trị tích cực. Bệnh nhân này cũng đã lây cho 3 - 4 người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, nhưng may mắn đều biểu hiện bệnh nhẹ và đã khỏi bệnh.
Ca tử vong cuối tháng 3/2013 tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng là một người đàn ông trung niên ở Yên Bái vốn tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, bị nhiễm cúm A/H1N1 và bệnh ngày càng diễn tiến nặng dẫn đến tử vong.
Như vậy, chỉ trong chưa đầy một tháng đã có 3 bệnh nhân tử vong được xác định nhiễm cúm A/H1N1, ba chùm ca bệnh lây lan nhau, thêm nhiều bệnh nhân viêm phổi nghi ngờ cúm nhập viện cho thấy dịch cúm A/H1N1 quay trở lại là rất đáng ngại.
“Năm 2012 tỉ lệ bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 là rất thấp, chỉ khoảng 5 - 7% trong tổng số ca được giám sát. Vậy mà đầu năm 2013 cúm A/H1N1 bùng lên rất lớn. Nó ở đâu ra, lây theo kiểu gì, không thể cứ nói chung chung là lây từ người sang người”, ông Huấn băn khoăn.
Cũng theo GS Huấn, việc xuất hiện từng chùm ca bệnh khiến cộng đồng lo ngại nếu cứ để như thế có thể dẫn đến tái tổ hợp chủng vi rút cúm mới, dù khả năng xảy ra rất hiếm.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sau đại dịch cúm A/H1N1, đến nay, chủng cúm này vẫn xuất hiện và lưu hành như một vi rút cúm mùa.  Do đó, việc có bệnh nhân mắc cúm này là đương nhiên.
Tuy nhiên, vi rút cúm A/H1N1 có đặc tính lây lan nhanh nhưng không gây tử vong cao. Trong khi đó, vi rút cúm H5N1, H7N9 gây tử vong cao, nếu các chủng vi rút này tái tổ hợp sẽ tạo ra một loại vi rút mới vừa có đặc tính lây lan nhanh lại gây tử vong cao thì cực kỳ nguy hiểm.
“Bí ẩn”cúm A/H7N9
GS. TS Trịnh Quân Huấn cho rằng trong những tuần gần đây, khi dịch cúm A/H7N9 xuất hiện ở Trung Quốc, sự trở lại của cúm A/H5N1 trên người cộng thêm sự lưu hành của cúm thường H1N1 càng khiến người ta lo ngại về khả năng tái tổ hợp giữa vi rút cúm A/H1N1 với cúm A/H7N9 hoặc H5N1.
Về dịch cúm A/H7N9 đang hoành hành tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay nước này đã xác nhận 104 trường hợp mắc, 21 tử vong (tỉ lệ tử vong là 20%). Triệu chứng chính của người nhiễm vi rút cúm A/H7N9 gồm sốt, ho và khó thở gây suy hô hấp, gặp ở tất cả các độ tuổi nhưng tập trung ở nhóm trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ.
TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, tất cả các trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc đều dương tính với cúm A/H7N9 có gen từ nguồn gốc gia cầm, nhưng chưa xác định được nguồn lây nhiễm, phương thức lây truyền, hiện cũng chưa có bằng chức xác định lây từ gia cầm sang người hoặc từ người sang người. Tuy nhiên, qua phân tích gen cho thấy chủng vi rút này đã tiến hóa từ vi rút cúm gia cầm (chim) và có dấu hiệu thích ứng nhanh với các loài động vật có vú. Một điều đáng lưu ý chưa phát hiện được các ổ dịch gây gia cầm ốm hoặc chết do cúm A/H7N9.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định, chủng cúm A/H7N9 là rất bí hiểm. Bởi bản thân H7 là nhóm ở gia cầm là chính mà giờ sang người? Tại sao tử vong lại nhiều thế, đến ngay WHO đến thời điểm này cũng chưa biết?
“Theo các nguồn tin, chúng ta chưa xác định được nguồn truyền nhiễm, dù đã phát hiện trên gia cầm, bồ câu; trên 50% không xác định nguồn truyền nhiễm; chưa loại trừ nguyên nhân lây từ người sang người nhưng cũng chưa rõ. Nếu có ca ủ bệnh H7N9 vào Việt Nam đến giai đoạn này có thể cũng chưa biết. Do đó cần tăng cường giám sát, nhất là tại các bệnh viện để nghiên cứu xem tại sao tử vong lại cao như vậy”, Thứ trưởng Long cho biết.
Ông Long cũng nhận định, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập ở mức độ rất cao, vì Việt Nam có đường biên chung dài với Trung Quốc, giao lưu đi lại nhiều, giao lưu thương mai, có hiện tượng buôn lậu gia cầm (khi nhập gà thải loại thì có nhiều yếu tố nguy cơ khác)… Vì thế, Việt Nam sẽ tăng cường triển khai giám sát chặt 24/24 tại các cửa khẩu, chủ yếu hành khách từ TQ về; Tăng cường giám sát trên đàn gia cầm tại khu vực cửa khẩu, và nội địa; Hai Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ cùng phối hợp để giám sát trên đàn gia cầm…
Hồng Hải